Phần lớn nguyên liệu chế biến trà sữa không rõ nguồn gốc. Công tác kiểm tra, quản lý mặt hàng này còn đang bỏ ngỏ.
Gần đây, báo chí Trung Quốc cảnh báo một số nơi ở nước này sản xuất hạt trân châu cho trà sữa đã pha thêm chất dẻo công nghiệp (polymer) để tăng độ dẻo dai.
Một vốn, hai - ba lời
Chiều 17-8, chúng tôi đến khu vực bán đồ khô ở chợ Bình Tây (quận 6-TPHCM). Tại đây bày bán đủ loại nguyên liệu chế biến trà sữa trân châu. Nghe hỏi mua sữa trân châu, một chị bán hàng kéo tôi lại gần giới thiệu: Loại chuyên dùng để pha trà sữa giá 38.000 đồng/kg, muốn rẻ hơn thì mua loại bột sữa 28.000 đồng – 32.000 đồng/kg.
Trà cũng có nhiều loại, giá từ 10.000 đồng – 36.000 đồng/bịch (5-10 túi nhỏ/bịch). Các loại thạch trái cây, xi rô, bột mùi đủ màu sắc, mùi vị (thạch kiwi, dưa lưới, cam, dứa, dâu, bạc hà...) dùng để pha chế trà sữa giá từ 46.000 đồng bịch/hộp trở lên.
Chiều 17-8, chúng tôi đến khu vực bán đồ khô ở chợ Bình Tây (quận 6-TPHCM). Tại đây bày bán đủ loại nguyên liệu chế biến trà sữa trân châu. Nghe hỏi mua sữa trân châu, một chị bán hàng kéo tôi lại gần giới thiệu: Loại chuyên dùng để pha trà sữa giá 38.000 đồng/kg, muốn rẻ hơn thì mua loại bột sữa 28.000 đồng – 32.000 đồng/kg.
Trà cũng có nhiều loại, giá từ 10.000 đồng – 36.000 đồng/bịch (5-10 túi nhỏ/bịch). Các loại thạch trái cây, xi rô, bột mùi đủ màu sắc, mùi vị (thạch kiwi, dưa lưới, cam, dứa, dâu, bạc hà...) dùng để pha chế trà sữa giá từ 46.000 đồng bịch/hộp trở lên.
Trà sữa trân châu đã trở thành thức uống phổ biến nhưng vẫn chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng
Riêng bột trân châu, phổ biến nhất là loại hạt khô, đóng gói 1 – 2 kg/bịch, giá 10.000 đồng – 13.000 đồng/kg. Theo người bán hàng, phần lớn các nguyên liệu này đều là hàng ngoại nhập, do Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc sản xuất. Xem kỹ bao bì các sản phẩm này, ngoài một số bịch sữa, bột trân châu có in sơ sài tên cơ sở phân phối, tên sản phẩm; còn lại đa số là bao bì in chữ Hoa, không có nhãn phụ tiếng Việt, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Chị bán hàng này gật gù cho biết: Công thức chung để pha trà sữa là 1 kg bột sữa pha với 3-4 lít nước, 1 bịch trà nhỏ pha 1 lít nước, đường. Hạt trân châu luộc khoảng 20-30 phút. Muốn trà sữa có mùi gì thì cho thêm xi rô mùi đó vào...
Lâm, chủ một quán trà sữa trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10-TPHCM, cho biết: Trung bình, cứ 4 lít trà sữa chiết ra được 16-18 ly lớn, 2 kg bột trân châu có thể dùng cho khoảng 100 ly sữa. Quán bình dân bán giá 6.000 đồng – 10.000 đồng/ly, quán có trang bị máy lạnh bán trên dưới 20.000 đồng/ly, vốn chỉ một mà lời gấp hai - ba lần.
Polymer trong thực phẩm: Nhiều tác hại
Mặc dù có mặt tại VN khá lâu, đang trở thành thức uống phổ biến của giới trẻ nhưng đến nay, chưa có cơ quan Nhà nước nào kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của trà sữa trân châu.
Chị bán hàng này gật gù cho biết: Công thức chung để pha trà sữa là 1 kg bột sữa pha với 3-4 lít nước, 1 bịch trà nhỏ pha 1 lít nước, đường. Hạt trân châu luộc khoảng 20-30 phút. Muốn trà sữa có mùi gì thì cho thêm xi rô mùi đó vào...
Lâm, chủ một quán trà sữa trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10-TPHCM, cho biết: Trung bình, cứ 4 lít trà sữa chiết ra được 16-18 ly lớn, 2 kg bột trân châu có thể dùng cho khoảng 100 ly sữa. Quán bình dân bán giá 6.000 đồng – 10.000 đồng/ly, quán có trang bị máy lạnh bán trên dưới 20.000 đồng/ly, vốn chỉ một mà lời gấp hai - ba lần.
Polymer trong thực phẩm: Nhiều tác hại
Mặc dù có mặt tại VN khá lâu, đang trở thành thức uống phổ biến của giới trẻ nhưng đến nay, chưa có cơ quan Nhà nước nào kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của trà sữa trân châu.
Trước đây, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM có lấy mẫu trà sữa trân châu trên thị trường để kiểm tra vi sinh chứ chưa phân tích thành phần các chất có trong sữa, bột trân châu. Có hay không có chất polymer trong các loại bột trân châu đang bán rộng rãi ở VN là lo lắng của nhiều người tiêu dùng.
Theo các nhà khoa học, hiện nay, theo quy định, không được sử dụng chất dẻo công nghiệp vào thực phẩm. Tuy nhiên, một số polymer có thể hòa tan trong nước nên nhà sản xuất lợi dụng đặc tính này để trộn polymer vào bột trân châu để có độ dẻo.
Khi vào cơ thể, polymer không thể tiêu hóa, gây đầy bụng, dị ứng... có thể dẫn đến tắc ruột hoặc ngộ độc cấp tính. Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN (văn phòng phía Nam), cho rằng nguy hiểm nhất là các loại tạp chất đi kèm polymer, vì tác hại của các tạp chất này rất lớn.
Khi vào cơ thể, polymer không thể tiêu hóa, gây đầy bụng, dị ứng... có thể dẫn đến tắc ruột hoặc ngộ độc cấp tính. Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN (văn phòng phía Nam), cho rằng nguy hiểm nhất là các loại tạp chất đi kèm polymer, vì tác hại của các tạp chất này rất lớn.
Chúng ngấm dần vào cơ thể, kết hợp với các chất độc hại khác và trở thành thủ phạm gây bệnh ung thư. Ngoài ra, thành phần trong bột sữa là dầu thực vật đã hydro hóa sẽ kích thích, gây cảm giác thèm ăn, uống, dẫn đến béo phì và hệ quả của nó là tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ...
Polymer làm tăng thêm độ dai cho bột trân châu! |
Tại Trung Quốc, trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ đang bán rộng rãi. Nguyên liệu chính của trà sữa trân châu là bột vụn sữa, chất dẻo cao phân tử (ni lông), sunphat natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo. Nhiều tiệm trà sữa còn cho thêm polymer vào để tăng thêm độ dai cho bột trân châu. (nguồn:Vietnamnet.vn) |