Nước dừa là một thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa có chứa: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7% (chủ yếu là glucose, fructose), các chất khoáng: Ca, Na, K. L, P, Fe..., các vitamin C, PP.
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị "trúng" với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp..., thì không nên dùng nước dừa.
Tại sao lại có những trường hợp nêu trên? Theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao...) có nhiều thấp khí (thấp khí là một trong sáu loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Thấp khí thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ = tỳ hỷ táo nhi ố thấp, vị hỷ hương nhi ố nhiệt (tạng tỳ chủ về tiêu hoá và chủ cơ nhục (hoạt động của bắp thịt).
Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên, sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể. Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng.
Nguồn:www.buaxua.vn (St)
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị "trúng" với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.
Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp..., thì không nên dùng nước dừa.
Tại sao lại có những trường hợp nêu trên? Theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao...) có nhiều thấp khí (thấp khí là một trong sáu loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Thấp khí thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ = tỳ hỷ táo nhi ố thấp, vị hỷ hương nhi ố nhiệt (tạng tỳ chủ về tiêu hoá và chủ cơ nhục (hoạt động của bắp thịt).
Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên, sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể. Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng.
Nguồn:www.buaxua.vn (St)